Gà Hồ là gì? Kỹ thuật nuôi gà Hồ đúng cách

Gà Hồ rất hiếm và được nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nuôi gà Hồ đúng kỹ thuật. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của gachoic1.

Đặc điểm nổi bật của gà Hồ

Đặc điểm nổi bật của gà Hồ

Gà Hồ là giống gà quý ở Việt Nam. Dòng gà này được nuôi chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 

  • Gà Hồ có mào to, màu đỏ nhìn giống hoa mẫu đơn. Đôi chân to, trong, đuôi xòe rộng, các lông đuôi thì bằng nhau. Những con gà đực có thể nặng đến 6kg, gà mái sẽ nhẹ hơn tầm gần 3kg.
  • Dáng cao, mào sít, thịt thơm. Giá gà Hồ thường dao động từ 350.000đ- 500.000đ/kg, có nơi lên đến 2.000.000đ/ kg nhất là những ngày lễ, Tết. Giá gà Hồ mới nở dao động từ 130.000 – 160.000đ/ con. Trong đó những con gà giống từ 1 tuần tuổi đến 2 tháng thì có giá 230.000 – 800.000đ/ con. 
  • Gà Hồ có sản lượng ấp trứng hàng năm khá thấp. Từ 5 đến 6 tháng chúng mới bắt đầu đẻ.

Kỹ thuật chăn nuôi gà Hồ đúng cách

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà Hồ đúng cách

Chuẩn bị chuồng nuôi gà Hồ

Để thiết kế chuồng nuôi gà Hồ, chúng ta cần chọn nơi cao ráo, thoáng mát, xa khu dân cư và các khu vực ô nhiễm. Tuy nhiên, nuôi gà Hồ theo phương pháp công nghiệp và bán chăn thả có những khác biệt cụ thể:

Nuôi gà Hồ theo phương pháp công nghiệp:

  • Đầu tiên, cần xây dựng ô chuồng có diện tích 2 – 3m², rải thêm trấu khô, dăm bào, rơm, hoặc cỏ khô sạch cắt ngắn với độ dày khoảng ≥ 5cm để làm đệm. Hoặc bạn có thể đóng khung bằng tre, gỗ, nứa, hoặc sắt cách nền tầm 40 – 70cm để phân có thể rơi xuống đất.
  • Nền chuồng cần có hệ thống thoát nước tốt, thành chuồng có lưới che và dễ dàng lắp đặt hệ thống điện để sưởi ấm.
  • Nếu nuôi gà Hồ để đẻ trứng, ổ đẻ sẽ là lồng nuôi gà (trứng sẽ lăn ra ngoài sau khi gà đẻ).

Nuôi gà Hồ theo phương pháp bán chăn thả:

  • Thiết kế mặt trước của chuồng hướng Đông Nam để gà đón ánh nắng buổi sáng, giúp chuồng trại khô thoáng. Sàn chuồng làm tương tự như phương pháp công nghiệp.
  • Xung quanh chuồng cần căng rào có các lỗ thưa để đảm bảo độ thoáng gió. Những ngày nắng ráo, để gà tự do đi lại trong sân vườn hoặc bãi thả, tối đến mới dồn vào chuồng. Tốt nhất nên xây dựng 2 – 4 bãi thả để luân phiên, mật độ gà trong bãi thả nên từ 1 – 5m²/con.
  • Có thể tạo thêm giàn đậu bằng tre hoặc gỗ, cách nhau 0,3m. Nếu nuôi gà Hồ để đẻ trứng, cần làm ổ đẻ bằng thúng, thùng, hộp hoặc chuồng đẻ riêng, đặt ở nơi tối, khuất bóng gà trống hoặc gà mái khác.
  • Phun chất sát trùng lên toàn bộ khu vực nền, máng, lồng, và các vật dụng chăn nuôi định kỳ. Sau đó, bỏ trống khu vực nuôi trong 1 tuần để sát khuẩn ổn định.

Bằng cách này, bạn sẽ tạo ra môi trường nuôi gà Hồ lý tưởng, giúp gà phát triển tốt và đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

Chuẩn bị máng đựng thức ăn và nước uống cho gà

Máng ăn: Gà Hồ từ 15 ngày tuổi trở lên có thể ăn bằng máng treo. Nên treo máng ở độ cao phù hợp để tránh gà nhảy vào máng. Với gà ít tuổi hơn, có thể làm như sau:

  • Gà 1 –3 ngày tuổi: rải thức ăn trên giấy lót trong lồng.
  • Gà 4 – 14 ngày tuổi: sử dụng khay hoặc máng cho gà ăn.

Máng uống nước: Sử dụng loại máng 1,5 lít để ngăn gà con nhảy vào. Đặt chụp nước ở khoảng cách thích hợp với khay ăn để gà có thể dễ dàng tiếp cận nước uống.

– Máng ăn và máng uống cần phân bố đều và vệ sinh, sát khuẩn định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho gà.

>> Cách đúc ra nhiều gà trống

Chuẩn bị thức ăn cho gà Hồ

Với gà Hồ con, cần cho chúng uống đủ nước pha Glucose và Vitamin C. Bạn có thể bổ sung bằng cách trộn chúng với nước uống theo tỷ lệ hướng dẫn sử dụng.

Sau khoảng 3 giờ, thay máng nước sạch và cho gà uống nước trong 2 – 4 giờ đầu. Sau đó, bắt đầu đổ cám chuyên dụng cho gà con tập ăn. Một ngày, bạn có thể cho gà ăn từ 5 – 6 lần để kích thích gà ăn nhiều. Lưu ý đổ thức ăn dày khoảng 0,5 – 1cm vì gà con sẽ vừa ăn vừa bới, đổ nhiều sẽ gây lãng phí và thức ăn thừa dễ bị ôi thiu.

Sau tuần đầu tiên, gà có thể ăn tấm hoặc ngô kết hợp với rau xanh xay nhuyễn. Lúc này, giảm tần suất cho ăn còn 3 – 4 lần/ngày. Bạn có thể tham khảo công thức trộn thức ăn cho gà Hồ qua bảng dưới đây:

Nguyên liệu Gà đẻ trứng (%) Gà thịt (%) Gà dò (%)
Bột bắp 45 50 40
Cám gạo 20 28 20
Tấm gạo 8 5 10
Bột cá 7 10 5
Bánh dầu 10 5 5
Mày đậu xanh 7   10
Bột xương 0.5 0.5 8
Bột sò 2 1 1
Muối bọt 0.55 0.5 0.5
Tổng 100 100 100

Đừng quên bổ sung các loại thực phẩm chức năng sau cho gà:

  • B Complex: Giúp gà tăng cảm giác thèm ăn, kích thích trao đổi chất, thúc đẩy tăng trọng nhanh, tăng sức đề kháng và hỗ trợ phục hồi sau khi bị ốm.
  • Gluco K+C: Giúp nâng cao thể trạng gà, tăng cường khả năng chống chịu và sức đề kháng, giảm nguy cơ chết nóng và sốc nhiệt.
  • Vitamin C15: Hỗ trợ cảm giác thèm ăn, kích thích tiêu hóa và bổ sung năng lượng cho gà.
  • Hnf – VITAGROW: Bồi bổ sức khỏe cho gà, kích thích tiêu hóa và thúc đẩy tăng trọng nhanh, đồng thời giúp cải thiện tình trạng còi cọc.

>> Cách chăm sóc gà bị cựa

Phương pháp phòng bệnh khi nuôi gà Hồ

Phương pháp phòng bệnh khi nuôi gà Hồ

Phòng bệnh là một vấn đề vô cùng quan trọng trong chăn nuôi gà Hồ. Nếu bà con phòng bệnh tốt sẽ hạn chế được khả năng nhiễm bệnh. Để phòng bệnh hiệu quả, bà con cần:

  • Giữ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, máng ăn và máng uống sạch sẽ.
  • Luôn giữ cho nền chuồng khô ráo.
  • Hạn chế nguồn lây truyền bệnh như chuột, chim…
  • Thực hiện nuôi gà theo phương pháp “cùng vào cùng ra”.

Ngoài ra, hãy tiêm vaccine phòng ngừa các loại bệnh như Newcastle, Gumboro cho gà. Bà con có thể tham khảo bảng dưới đây:

Ngày tuổi

Lịch tiêm phòng

3 – 5 Nhỏ mắt, mũi cho gà bằng vacxin Newcastle chủng F
7 Tiêm vacxin phòng chống bệnh đậu gà
8 – 10 Nhỏ vacxin Gumboro hoặc tiêm dưới da
21 Phòng bệnh Newcastle chủng Lasota bằng cách cho uống hoặc trộn vào thức ăn
23 – 25 Tiêm nhắc lại vacxin Gumboro
30 – 45 Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm
Trên 60 Tiêm vacxin Newcastle chủng M cho gà. Sau đó 6 tháng sau lại tiêm nhắc lại

Gà Hồ

Ngày tuổi Thuốc kháng sinh Phòng bệnh Thuốc tương ứng
1 – 3 Uống Amoxiclintrihydrat hay Enrofloxacine Đường tiêu hóa AMOXICEV – 500

ENRO 200 ORAL

11 – 13 Uống Diclazuril Cầu trùng BIOCID LIQUID

LACTOCID

LACTOMIN

17 – 19 Uống Doxycycline + Tylosin Hô hấp GENTADOX MAX

FLO DOXY

DOXY 50 GOLD

FLODOXY HN

24 – 26 Uống Diclazuril Cầu trùng BIOCID LIQUID

LACTOCID

LACTOMIN

35 – 37 Uống Doxycycline + Tylosin Hô hấp GENTADOX MAX

FLO DOXY

DOXY 50 GOLD

FLODOXY HN

40 – 42 Uống Diclazurill Cầu trùng BIOCID LIQUID

LACTOCID

LACTOMIN

45 – 50 Mebendazol, Levamisol Tẩy giun

Trên đây là toàn bộ những kỹ thuật nuôi gà Hồ hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức để chăn nuôi giống gà này hiệu quả hơn.